Chim là một loài động vật mà chúng ta khá thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người có sở thích nuôi chim cảnh trong nhà để thỏa mãn thú vui của họ. Hình dáng của chúng không quá lớn nên rất thích hợp để nuôi trong nhà nhất là những hộ gia đình ở vùng nông thôn. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều loài chim khác nhau tùy theo vị trí địa lý sẽ có những loài khác nhau sinh sống. Riêng ở Việt Nam hiện nay có khoảng 830 loài khác nhau trong số 97000 loài đang sinh sống và tồn tại trên thế giới.
Mục Lục
Số lượng loài chim gấp 6 lần loài người
Nghiên cứu được công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ (PNAS). Do các nhà khoa học tại Đại học New South Wales (UNSW) dẫn đầu. Cho thấy số lượng loài chim trên hành tinh nhiều gấp sáu lần loài người. Có bốn loài chim được các nhà nghiên cứu gọi là “câu lạc bộ tỷ người”. Với số lượng ước tính lớn hơn 1 tỷ cá thể. Đó là loài chim sẻ nhà, chim sáo châu Âu, mòng biển mỏ vòng và chim én. Được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới.
Các nhà nghiên cứu đã ước tính số lượng của 9.700 loài. Bằng cách dựa trên hàng trăm triệu quan sát về loài chim được những người theo dõi chim trên eBird ghi lại. Đây là một trong những dự án khoa học cộng đồng về đa dạng sinh học lớn nhất thế giới.
Các nhà khoa học trực thuộc Đại học New South Wales mới đây đã công bố một nghiên cứu về loài vật có số lượng cá thể “khủng”. Nhiều gấp sáu lần con người và được ví là “câu lạc bộ tỷ dân”.
“Thế giới là nhà của khoảng 50 tỷ cá thể chim”. Đây là số liệu ước tính được các nhà khoa học tại Đại học New South Wales (Australia) thu thập. Và công bố trong một nghiên cứu về loài vật này. Cụ thể, nghiên cứu chỉ rõ, với gần 10.000 loài. Trên thế giới có trung bình khoảng 50 tỷ cá thể chim. Nhiều gấp sáu lần dân số toàn cầu.
Tuy nhiên, có những loài phổ biến với hàng tỉ con, thì có những loài lại rất hiếm. Bốn loài chim có số lượng cá thể hơn 1 tỷ bao gồm: chim sẻ nhà (được tìm thấy nhiều nơi trên thế giới). Chim sáo châu Âu, mòng biển mỏ nhẫn và chim én.
Nghiên cứu thông qua eBird
Theo The Guardian, nghiên cứu này được phát triển. Dựa trên sự kết hợp của hàng trăm triệu quan sát chuyên nghiệp về loài chim của giới học giả. Và dữ liệu khoa học cộng đồng cung cấp bởi người dân. Thông qua một ứng dụng đa dạng sinh học lớn nhất thế giới eBird.
Họ tổng hợp các hồ sơ với các quan sát khoa học chuyên nghiệp. Để phát triển một thuật toán ước tính số lượng quần thể của hầu hết các loài. Nhóm các nhà khoa học nhận thấy, có tương đối ít cá thể của các loài chim phổ biến. Nhưng có một số lượng lớn các loài quý hiếm.
Tiến sĩ Will Cornwell thuộc nhóm nghiên cứu cho hay. Một số loài hiếm ít ghi nhận được có thể là vì lý do tự nhiên như chúng chỉ sống trên đảo và đỉnh núi. Hoặc cũng có thể do yếu tố con người tác động. “Số liệu thu thập được theo thời gian sẽ là cơ sở. Để chúng tôi lập ra biểu đồ sinh tồn. Loài nào đang suy giảm và cần thúc đẩy nỗ lực bảo vệ. Ngoài ra, chúng tôi còn có thêm cơ hội nghiên cứu những loài chim chưa từng được biết đến”, Tiến sĩ Will Cornwell nhấn mạnh.
Sean Dooley, nhà quản lý các vấn đề công cộng quốc gia tại BirdLife (Australia) đánh giá: “Nghiên cứu cho thấy giá trị của sức mạnh cộng đồng. Mọi người đều có thể đóng góp hữu ích cho những nghiên cứu thực tiễn. Trong bối cảnh chúng ta đang chứng kiến những mất mát lớn về động vật hoang dã, nghiên cứu sẽ giúp hoạch định những giải pháp kịp thời nhằm bảo tồn đa dạng sinh học toàn cầu”.
Nghiên cứu có giá trị quan trọng
Ông Sean Dooley, người quản lý các vấn đề công cộng của BirdLife Australia. Từng theo dõi chim lâu năm và là người có nhiều đóng góp cho các chương trình khoa học cộng đồng. Ông cho biết, bài báo cho thấy giá trị mà những quan sát của người dân có thể đóng góp vào kiến thức khoa học.
“Đây là bước đầu tiên tuyệt vời để cố gắng phát hiện những gì chúng ta đang có. Sẽ rất quan trọng nếu chúng ta có thể tiếp tục làm việc này theo thời gian. Vì chúng ta đang chứng kiến sự mất mát lớn về động vật hoang dã. Nghiên cứu có thể giúp chúng ta làm điều cần thiết. Để tiến gần đến việc định lượng những gì đang diễn ra”.
Phó giáo sư Cornwell cho biết, bằng cách kết hợp các hồ sơ theo dõi chim. Và giám sát chuyên nghiệp đối với các loài chim vốn là đối tượng của nghiên cứu học thuật nghiêm ngặt. Các nhà khoa học đã điều chỉnh một số điều chưa chắc chắn qua khoa học cộng đồng.