Hiện tượng nóng lên toàn cầu đang là một trong những thách thức to lớn đối với nhiều loại động vật máu nóng khi chúng phải liên tục duy trì nhiệt độ bên trong cơ thể của mình. Một số loại sẽ tìm cách di cư sang những địa điểm mát mẻ hơn để đối phó với tình trạng này. Nhưng cũng có một số loại thực hiện phương pháp gia tăng kích thước cơ thể hoặc các phần phụ của mình để thích nghi tốt với thời tiết. Thế nên bài viết dưới đây sẽ làm rõ hơn về vấn đề thích nghi của động vật với biến đổi khí hậu.
Mục Lục
Đối phó với biến đổi khí hậu
Các loài động vật đang đối phó với tình trạng nóng lên toàn cầu theo nhiều cách khác nhau. Một số di chuyển đến những khu vực mát mẻ hơn. Chẳng hạn như gần các vùng Cực hoặc nơi có độ cao lớn hơn. Một số thay đổi thời gian diễn ra các sự kiện quan trọng trong cuộc sống như thời điểm sinh sản và di cư.
Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Trends in Ecology and Evolution vào tháng 9/2021. Các nhà khoa học tại Đại học Deakin (Australia) phát hiện thêm một phương pháp mà các loài động vật dùng để thích nghi với biến đổi khí hậu. Đó là sự gia tăng kích thước tai, đuôi, mỏ và các phần phụ (appendage) khác của chúng. Phần phụ là thuật ngữ trong lĩnh vực sinh học nhằm ám chỉ một bộ phận bên ngoài. Hoặc phần kéo dài của cơ thể nhô ra từ phần thân của một sinh vật.
Động vật thường sử dụng phần phụ để điều chỉnh nhiệt độ bên trong cơ thể. Ví dụ, voi châu Phi bơm máu ấm lên đôi tai lớn của chúng. Sau đó vỗ nhẹ để phân tán nhiệt. Mỏ của các loài chim cũng thực hiện một chức năng tương tự – lưu lượng máu được vận chuyển đến mỏ nhiều hơn khi chim cảm thấy nóng. Đó là nguyên nhân khiến mỏ chim ấm hơn phần còn lại của cơ thể.
Động vật máu nóng đang thay đổi hình dạng
Một nghiên cứu mới cho thấy hình dạng cơ thể của một số loài động vật máu nóng đang trải qua sự thay đổi. Đây có thể là kết quả khi những loài này thích ứng với biến đổi khí hậu. Động vật sẽ có mỏ dài hơn, chân và tai lớn hơn nhằm cho phép chúng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể tốt hơn. Trong bối cảnh nhiệt độ Trái đất tăng lên, CNN đưa tin ngày 7/9.
Thông tin này được tiết lộ bởi Sara Ryding, chuyên gia tại Đại học Deakin của Australia. Và là một trong những tác giả của nghiên cứu công bố trên tạp chí Xu hướng Sinh thái và Tiến hóa. Trong 30 loài động vật mà nhóm nghiên cứu xem xét. Sự thay đổi lớn nhất về kích thước của phần phụ thuộc về một số loài vẹt Australia. Kích thước mỏ của chúng tăng trung bình từ 4-10% kể từ năm 1871.
“Điều đó có nghĩa là động vật đang tiến hóa. Nhưng không nhất thiết là bởi chúng đang đối phó với biến đổi khí hậu”, bà nói. “Chúng tôi cũng chưa biết liệu sự thay đổi hình dạng này có thực sự hỗ trợ có lợi cho sự tồn tại của những loài này không. Hiện tượng thay đổi hình dạng không phải là tích cực. Thậm chí là đáng báo động, khi biến đổi khí hậu đang thúc đẩy các loài động vật tiến hóa theo hướng như vậy trong khoảng thời gian ngắn”, bà nói thêm.
Nguyên nhân do biến đổi khí hậu
Chuyên gia cho rằng tuy “quan trọng về mặt chức năng”. Những sự thay đổi này rất tinh tế và khó có thể nhận ra ngay lập tức. Trong khi Trái đất nóng lên là “lý lẽ thuyết phục” giải thích sự thay đổi hình dạng. Nghiên cứu cho rằng rất khó để tự tin kết luận. Do tác động nhiều mặt của biến đổi khí hậu đối với môi trường.
Theo quy tắc của Allen, các cá thể ở vùng khí hậu ấm hơn có phần phụ lớn hơn. Chẳng hạn như cánh và mỏ – bởi diện tích bề mặt lớn cho phép động vật kiểm soát thân nhiệt dễ dàng hơn. Đồng thời, kích thước cơ thể có xu hướng co lại, vì cơ thể nhỏ sẽ giữ ít nhiệt hơn. Tại Mỹ, một nghiên cứu gần đây trên 70.716 con chim di cư đại diện cho 52 loài. Cho thấy chúng ngày càng nhỏ hơn trong 4 thập niên qua, nhưng sải cánh lại rộng hơn.
Trong khi hầu hết nghiên cứu thay đổi hình thái theo thời gian tập trung vào các loài chim. Nghiên cứu cũng lưu ý kích thước tai, đuôi, chân và cánh của chuột chù và dơi cũng tăng lên tương đối. Ngoài ra, trong tương lai cần phải nghiên cứu thêm về các loài khác nhau. Trong các hệ sinh thái khác nhau, để xác định quy mô của hiện tượng. Từ đó dự đoán loài nào sẽ thay đổi hình dạng trong tương lai.