Ô nhiễm không khí là một mối quan tâm lớn và toàn cầu, phần lớn phát sinh từ các hoạt động của con người. Các chất ô nhiễm không khí có thể được thải ra từ nhiều nguồn khác nhau hoặc hình thành trực tiếp trong khí quyển. Ô nhiễm không khí cũng đang gây hại và làm tổn hại đến môi trường tự nhiên của chúng ta. Nó làm giảm nguồn cung cấp oxy của đại dương sống của chúng ta. Và khiến thực vật khó phát triển hơn và góp phần gây ra biến đổi khí hậu.
Chúng làm thay đổi không khí chúng ta hít thở và có những tác động tiêu cực rõ ràng đến sức khỏe của chúng ta. Nhưng chúng cũng ảnh hưởng đến khí hậu Trái đất và có tác động to lớn, thường bị đánh giá thấp đối với nền kinh tế của chúng ta. Bài viết hôm nay chúng tôi xin chia sẻ về xây dựng kế hoạch để hiệu quả các nguồn khí thải phát sinh. Theo chân cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé.
Mục Lục
Tìm hiểu kế hoạch kiểm soát hiệu quả các nguồn khí thải phát sinh
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký Quyết định 1973/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí giai đoạn 2021 – 2025 (Kế hoạch). Mục tiêu cụ thể là kiểm soát tốt các nguồn khí thải công nghiệp thuộc đối tượng quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Đảm bảo các cơ sở sản xuất công nghiệp kiểm soát. Xử lý khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Và đầu tư lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động liên tục.
Rà soát, hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành lộ trình áp dụng tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ lưu hành ở Việt Nam. Tăng cường công tác giám sát, cảnh báo, dự báo chất lượng không khí xung quanh tại các đô thị, các khu vực tập trung nhiều nguồn thải. Kiểm soát hiệu quả các nguồn khí thải phát sinh từ các hoạt động dân sinh, xây dựng, nông nghiệp.
Các nhiệm vụ và giải pháp của kế hoạch nguồn khí thải phát sinh
Một trong các nhiệm vụ và giải pháp của Kế hoạch là phòng ngừa, giảm thiểu phát thải khí thải. Cụ thể, tiếp tục thực hiện Đề án “Phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 177/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007, tập trung vào nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến kiến thức về nhiên liệu sinh học. Và đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng sử dụng nhiên liệu sinh học.
Các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ thực hiện đầu tư, đổi mới công nghệ. Quy trình sản xuất, thiết bị sản xuất, nâng cao năng lực, trình độ công nghệ quản trị. Áp dụng sản xuất sạch hơn, hệ thống chứng nhận theo TCVN ISO 14001. Phát triển, ứng dụng các công nghệ xử lý môi trường. Lắp đặt, vận hành các hệ thống xử lý khí thải. Đảm bảo đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Lắp đặt và vận hành thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục.
Tìm hiểu các quy chuẩn kỹ thuật môi trường
Đầu tư, lắp đặt và vận hành hệ thống truyền số liệu quan trắc khí thải tự động liên tục từ cơ sở sản xuất tới Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố và Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tổ chức thực hiện lộ trình áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn khí thải. Đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và đang lưu hành ở Việt Nam.
Áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn quốc gia. Về quản lý chất lượng không khí và khí thải cho các ngành sản xuất. Và phương tiện giao thông vận tải. Rà soát, đánh giá năng lực sản xuất. Xây dựng kế hoạch cung ứng nhiên liệu phù hợp với quy chuẩn khí thải. Và lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải đối với phương tiện cơ giới tham gia giao thông. Kiểm soát chất lượng nhiên liệu đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Tổ chức thực hiện chính sách kiểm soát khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Phát triển các phương tiện giao thông vận tải sử dụng năng lượng, nhiên liệu thân thiện với môi trường. Tăng cường kiểm soát ô nhiễm bụi, khí thải trong hoạt động thi công xây dựng. Nghiên cứu, xây dựng, ứng dụng mô hình đánh giá lan truyền ô nhiễm không khí. Và dự báo chất lượng môi trường không khí.
Kiểm định khí thải các phương tiện giao thông đường bộ
Nhiệm vụ và giải pháp khác là thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường không khí. Cụ thể, đẩy mạnh thực hiện công tác thanh tra. Kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về bảo vệ môi trường không khí tại các công trường xây dựng, cơ sở công nghiệp, năng lượng, y tế và giao thông vận tải. Tăng cường công tác kiểm định khí thải đối với các phương tiện giao thông đường bộ. Đảm bảo các phương tiện tham gia giao thông đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường.
Huy động sự tham gia của cộng đồng đối với việc giám sát khí thải phát sinh. Từ các cơ sở công nghiệp, năng lượng, giao thông, xây dựng. Và các nguồn khí thải khác. Về tuyên truyền, giáo dục và nâng cao năng lực, nhận thức về quản lý chất lượng môi trường không khí. Tăng cường công khai thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. Về chất lượng môi trường không khí xung quanh tại các tỉnh, thành phố trong cả nước xây dựng.
Thực hiện các kế hoạch truyền thông, phổ biến thông tin cho cộng đồng về ô nhiễm không khí và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Chia sẻ thông tin, cơ sở dữ liệu quan trắc về chất lượng môi trường không khí. Để phục vụ công tác chuyên môn về giảm thiểu tác hại của ô nhiễm không khí đến sức khỏe cộng đồng.