Trái Đất có phải là hành tinh có sự sống đơn độc trong vũ trụ hay không. Điều đó vẫn còn là một dấu chấm hỏi lớn mà các nhà khoa học đang nghiên cứu. Những thử nghiệm liên tục được thực hiện để tìm kiếm những thiên hà xung quanh Trái Đất. Mới đây, một ngoại hành tinh đã được quan sát nhờ vào độ sáng của tia X. Hành tinh tiềm năng mới này được đặt tên là M51-ULS-1b. Tuy nhiên những bằng chứng về hành tinh này hiện tại vẫn chưa đủ. Các nhà khoa học vẫn phải chờ một thời gian dài nữa để tìm kiếm số liệu của hành tinh này.
Mục Lục
Phát hiện hành tinh ngoài Trái Đất bằng tia X
Câu hỏi liệu chúng ta có “một mình trong vũ trụ” hay không? Đây là câu hỏi mà các nhà khoa học, nhà văn và triết học trăn trở trong nhiều thế hệ. Đã có hàng chục sứ mệnh được thực hiện để tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất. Và các tác giả đã viết vô số cuốn sách về chủ đề này. Giáo sư triết học khoa học, Tiến sĩ Peter Vickers, từ Đại học Durham, nói rằng các nhà khoa học cần có một tư duy cởi mở nghiên cứu sự sống ngoài Trái Đất.
Hành tinh tiềm năng M51-ULS-1b cách Trái Đất 28 triệu năm ánh sáng được tìm ra khi các nhà khoa học quan sát độ sáng của tia X. Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà khoa học có thể đã phát hiện hành tinh ở một thiên hà khác. Nằm trong thiên hà Messier 51 (M51), còn gọi là thiên hà Xoáy Nước.
Các nhà thiên văn sử dụng Đài quan sát tia X Chandra của NASA và kính viễn vọng không gian XMM-Newton của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) để quan sát ba thiên hà nằm ngoài dải Ngân Hà. Tổng cộng, họ quan sát 55 hệ sao trong M51. 64 hệ trong Messier 101 (M101) hay thiên hà Chong chóng. Và 119 hệ trong Messier 104 (M104) hay thiên hà Mũ Rộng Vành. Ngoại hành tinh đầu tiên được phát hiện năm 1992. Từ đó đến nay, hầu hết ngoại hành tinh mà giới khoa học phát hiện đều cách Trái Đất chưa đầy 3.000 năm ánh sáng.
Ứng dụng hiện tượng “quá cảnh”
Nhóm nghiên cứu tìm ra M51-ULS-1b nhờ hiện tượng “quá cảnh”. Xảy ra khi một vật thể di chuyển qua phía trước ngôi sao. Chặn bớt ánh sáng phát ra và khiến ngôi sao mờ đi một chút. Tuy nhiên, họ sử dụng Chandra để tìm kiếm sự sụt giảm trong độ sáng của tia X. Thay vì sự mờ nhẹ của ánh sáng quang học. Tia X phát ra từ những khu vực nhỏ trên ngôi sao nên các hành tinh bay ngang qua phía trước có thể chặn hoàn toàn lượng tia X này. Do đó, các chuyên gia có thể thấy hiện tượng quá cảnh rõ hơn. Nhờ đó quan sát được những thiên thể xa xôi hơn.
“Chúng tôi đang cố gắng mở ra một không gian mới để phát hiện những thế giới khác bằng cách tìm kiếm hành tinh ở bước sóng tia X, phương pháp này giúp phát hiện chúng trong những thiên hà khác”, Rosanne Di Stefano, tác giả nghiên cứu, nhà vật lý thiên văn tại Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian, chia sẻ.
Thông tin thêm về hành tinh M51-ULS-1b
M51-ULS-1b nằm trong một hệ đôi, nó quay quanh hai vật thể lớn gồm một ngôi sao khổng lồ và một sao neutron hoặc hố đen. Hiện tượng quá cảnh mà nhóm nghiên cứu quan sát được kéo dài khoảng ba tiếng và lượng tia X phát ra giảm xuống bằng 0. Điều đó giúp họ suy luận hành tinh tiềm năng này có thể lớn tương đương sao Thổ. Và quay quanh sao neutron (hoặc hố đen) với khoảng cách gấp đôi khoảng cách giữa sao Thổ và Mặt Trời.
Hiện tại, các quan sát này chưa đủ để khẳng định M51-ULS-1b là một hành tinh. Nhóm nhà khoa học cho biết, họ cần thu thập thêm dữ liệu để xác nhận. Tuy nhiên, M51-ULS-1b sẽ không quá cảnh trong 70 năm tới. Nên còn rất lâu nữa giới chuyên gia mới có thể quan sát lại. Có khả năng sự giảm sáng này do một thứ gì đó như đám mây bay qua phía trước ngôi sao. Dù cho khả năng này cực kỳ nhỏ.